Một sản phẩm nội thất Châu Âu xuất khẩu cần đạt tiêu chuẩn gì?
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có khá nhiều đơn vị chuyên cung cấp đồ nội thất xuất khẩu Châu Âu. Để xuất khẩu nội thất sang các nước Châu Âu cần những yêu cầu nào, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Chất lượng của nội thất Châu Âu xuất khẩu
Ngày nay, người tiêu dùng Châu Âu yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với các sản phẩm xuất khẩu. Trong đó, chất lượng và nguồn gốc sản phẩm là các tiêu chí hàng đầu được quan tâm. Họ quan tâm nhiều đến chất lượng hơn giá cả và mong muốn sản phẩm được xử lý tốt, đạt các tiêu chuẩn kiểm duyệt:
- Nguồn gốc, chứng nhận của chất liệu.
- Bảo vệ môi trường.
- Sức khỏe, vệ sinh.
- Quy định về mức độ an toàn khi sử dụng ( đối với những sản phẩm gia dụng)
Ngoài ra, những tiêu chuẩn quan trọng không kém trong quá trình xuất khẩu sản phẩm nội thất là kích cỡ sản phẩm, đóng gói, quy định pháp lý, thuế,…
Mẫu mã đa dạng, mới mẻ: Các nước Châu Âu là các nước đi đầu trong thời trang & thiết kế, do vậy nội thất xuất sang Châu Âu thường là các mẫu mã mới nhất, bắt trend nhất, khách hàng không còn lo lắng về việc “lỗi mốt”.
Kích thước: do sản phẩm xuất khẩu sang các nước Châu Âu nên kích thước của sản phẩm cần dựa trên tiêu chuẩn form người Châu Âu. Chính vì vậy, nội thất Châu Âu xuất khẩu sẽ có kích thước to hơn các sản phẩm nội thất nội địa Việt Nam.
Chi tiết tỉ mỉ: sự chỉn chu của sản phẩm đến từng chi tiết nhỏ nhất, từ đường may, mũi kim đến các họa tiết đều phải đẹp mắt.
Chất liệu của nội thất Châu Âu xuất khẩu
Với nội thất Châu Âu xuất khẩu, đây là một thị trường nước ngoài vô cùng lớn và cũng rất nghiêm ngặt về chất lượng và kiểu dáng. Để đạt được chứng chỉ tiêu chuẩn nội thất xuất khẩu châu Âu, toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu lên ý tưởng thiết kế, chọn vật liệu đến sản xuất phải đảm bảo chất lượng.
Chất liệu sử dụng phải đạt chất lượng cao cấp. Gỗ nội thất xuất khẩu Châu Âu phải là gỗ tự nhiên đã trưởng thành, gỗ dày, không ẩm mốc, không mối mọt, không bị nứt, không mùi, rất bền theo thời gian. Gỗ phải tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu tại Châu Âu để tăng thời gian sử dụng đồ nội thất. Bên cạnh đó, chất liệu da, nỉ, nhung… dùng làm vải bọc sofa cũng cần được đảm bảo rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng.
Bộ bàn ghế ăn được thiết kế với gỗ sồi tự nhiên cao cấp
Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng cần phải lưu ý đó là an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Từng chất liệu phải được nghiên cứu để phù hợp với sự an toàn của người dùng. Ví dụ như vải bọc sofa được sử dụng từ các loại da công nghiệp kém chất lượng sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến bề mặt da con người khi tiếp xúc với sofa.
Môi trường nội thất Châu Âu xuất khẩu
Châu Âu luôn là một trong những thị trường xuất khẩu nội thất hấp dẫn nhất. Theo ông Nguyễn Tuấn – Phó Giám đốc ITPC, Châu Âu là thị trường nhập khẩu sản phẩm nội – ngoại thất, thủ công mỹ nghệ lớn thứ 13 của Việt Nam.
Thị trường Châu Âu đòi hỏi phong cách và xu hướng đa dạng, thay đổi liên tục. Có rất nhiều phong cách trang trí và thiết kế nội thất tại thị trường này như phong cách hiện đại, phong cách Bắc Âu, phong cách tối giản…
Từ khi xuất hiện dịch COVID-19, nhiều người chuyển sang làm việc tại nhà dẫn đến nhu cầu cải tiến không gian làm việc tại nhà tăng theo. Họ ưu tiên cho các sản phẩm phục vụ nhu cầu làm việc thông minh, linh hoạt, có nhiều chức năng. Người dân Châu Âu cũng thay đổi thói quen sinh hoạt, ở nhà thường xuyên hơn làm cho nhu cầu về nội thất gia tăng. Đây là cơ hội để các mặt hàng nội thất xuất khẩu sang Châu Âu tiếp cận và gia tăng thị phần.